Dịch Vụ Tư Vấn ISO 22000 – Quản Lý An Toàn Thực Phẩm. Vấn đề quan trọng của xã hội hiện đại.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM
I – Chứng nhận ISO 22000:2018 là gì?
1. Tiêu chuẩn ISO 22000
– Tiêu chuẩn ISO 22000 được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành lần đầu tiên vào năm 2004. Đây là bộ tiêu chuẩn dành riêng cho hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng và toàn thị trường và hiện nay được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu.
– Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng trong bối cảnh vấn đề an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn và là yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm.
– ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất hiện nay và đang được sử dụng cho mục đích chứng nhận cho Hệ thống Quản lí An toàn Thực phẩm của doanh nghiệp, định hướng giúp doanh nghiệp thành một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng hơn cho người tiêu dùng và toàn thị trường thực phẩm.
2. Đối tượng áp dụng ISO 22000:2018
Bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2018 có thể được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thuộc mọi loại hình và quy mô khác nhau nằm trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô lớn, nhỏ:
- DN sản xuất và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.
- Trang trại trồng trọt và chăn nuôi
- DN có nhà máy thực phẩm chức năng: cho người bệnh, người già, trẻ em.
- DN có nhà máy chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản vv
- DN sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
- Những DN sản xuất, chế biến nước ngọt, rượu, bia, cà phê và chè vv.
- DN có nhà máy sản xuất, chế biến gia vị
- Các DN làm về vận chuyển hàng thực phẩm
- DN sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ..
3. Vì sao doanh nghiệp cần chứng nhận ISO 22000:2018?

– Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội vì nó đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng.
– Các hóa chất độc hại, điển hình như: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kháng sinh, thuốc tăng trọng khi còn dư lại trong thịt, cá nếu tiêu thụ phải sẽ tích lũy dần trong cơ thể của con người. Đây chính là tiền đề cho nhiều loại bệnh nguy hiểm như ung thư, suy giảm trí nhớ, thoái hóa xương khớp, …
– Chứng nhận ISO 22000 được nhìn nhận như là bằng chứng chứng minh rằng doanh nghiệp/ cơ sở bạn có đủ khả năng sản xuất và kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn và đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật hiện hành.
II – Tổ chức chứng nhận ISO 22000
1. Chứng nhận ISO 22000:
– Chứng minh được khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm, dịch vụ về thực phẩm an toàn và có chất lượng phù hợp với những yêu cầu của khách hàng cũng như của các luật định, chế định hiện hành.
– Giúp doanh nghiệp bạn đảm bảo được hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra theo đúng các quy trình được đặt ra. Cũng như đảm bảo nguồn lực được quản lý một cách thỏa đáng và những cơ hội hay sự cải tiến được xác định và thực hiện rõ ràng. Giảm thiểu các rủi ro, nguy cơ về an toàn thực phẩm.
2. Đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018
– Tổ chức chứng nhận ISO 22000 là tổ chức được cơ quan nhà nước (như tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bộ khoa học công nghệ) có thẩm quyền cấp phép cho tổ chức chứng nhận này Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP.
– Chứng nhận là hoạt động mà một tổ chức đánh giá độc lập (đánh giá bên thứ 3) đánh giá một doanh nghiệp đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và có nhu cầu chứng nhận. Được tiến hành bởi tổ chức đánh giá độc lập và uy tín, như tổ chức chứng nhận Intertek, Bureau Veritas việt nam, SGS Việt Nam …
III – Điều kiện để được cấp chứng nhận ISO 22000:2018
- Điều kiện thứ 1: Xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
– Doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.
– Mỗi doanh nghiệp sẽ có một quá trình triển khai và áp dụng tiêu chuẩn khác nhau tùy thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, nhân sự, số lượng phòng ban, văn phòng cũng như sản phẩm cụ thể là gì. Chính vì vậy, các doanh nghiệp ngay từ đầu phải có kế hoạch cùng chương trình xây dựng cùng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 dành riêng cho doanh nghiệp mình.
– Điều kiện này sẽ bao gồm một số công việc quan trọng như: Xác định phạm vi hoạt động; Tổ chức cuộc họp lãnh đạo về việc cam kết thực hiện xây dựng và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 22000; Thành lập ban ISO gồm thành viên là các đại diện từ các bộ phận; Tiến hành hoạch định các rủi ro cùng cơ hội, mục tiêu; Triển khai các chương trình tiên quyết; Quyết định nguồn nhân lực tham gia trong việc quản lý an toàn thực phẩm; Tiến hành thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện; Đưa ra các cải tiến và khắc phục phù hợp.
- Điều kiện thứ 2: Đăng ký cấp chứng chỉ ISO 22000
Đăng ký chứng nhận ISO tại tổ chức chứng nhận ISOCERT. Sau khi đăng ký xong tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000. Nếu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận đạt ISO 22000.
- Điều kiện thứ 3: Duy trì hệ thống và hiệu lực của chứng nhận
Tiếp tục duy trì thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 và hiệu lực của Giấy chứng nhận. Sau khi đạt được chứng nhận, doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống.
IV – Chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực trong bao lâu?
1. Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000
Theo quy định, hiệu lực của giấy chứng nhận sẽ là 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp chứng chỉ. Trong thời gian 3 năm này, tổ chức chứng nhận sẽ tổ chức các cuộc đánh giá thường niên mỗi năm một lần. Mục đích của cuộc đánh giá này là đảm bảo của doanh nghiệp vẫn được vận hành và kiểm soát chặt chẽ.
2. Giấy chứng nhận ISO 22000 bị thu hồi trong trường hợp nào?
– Những trường hợp doanh nghiệp không áp dụng hoặc không đáp ứng được các yêu cầu mà ISO 22000 đã đặt ra. Bởi điều này sẽ khiến Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm không đảm bảo được an toàn, hiệu quả và đáp ứng được những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.
– Hoặc khi giấy chứng nhận hết hiệu lực, doanh nghiệp nếu muốn được cấp lại thì cần phải đăng ký chứng nhận lại từ đầu.
3. Thời gian xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
– Để đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000 doanh nghiệp bạn cần trải qua thời gian xây dựng và thực hiện. Nhiều doanh nghiệp có thể triển khai thực hiện 3 đến 6 tháng nhưng cũng có không ít doanh nghiệp có khoảng thời gian thực hiện dài hơn rất nhiều.
V- Lợi ích khi doanh nghiệp, tổ chức đạt chứng nhận ISO 14001

- Tạo ấn tượng tốt hơn đối với khách hàng.
- Tăng tính minh bạch.
- Giúp cho DN tổ chức sản xuất tốt hơn.
- Tối thiểu hóa các rủi ro quan trọng ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ và tối thiểu hóa nguy cơ sai lỗi.
- Nâng cao động lực làm việc của đội ngũ nhân viên bằng cách chú trọng vào thực hiện công việc được giao một cách hiệu quả.
- Là dấu hiệu cho thấy việc chủ động hướng đến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp.
- Tập trung vào những thách thức thiết yếu của bạn

Để đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn cũng như việc đánh giá chứng nhận của tổ chức chứng nhận hàng đầu như BV, Intertek, SGS… Dưới đây PROFM VIỆT NAM xin được chia sẻ với độc giả lộ trình tư vấn đạt 100% chứng chỉ từ các tổ chức trên.
Quy Trình Tư Vấn:

VI – Các khách hàng ProfM Việt Nam đã triển khai đánh giá chứng nhận ISO 22000
- Công ty Cổ phần Sữa Mộc Châu
- Công ty TNHH Nước Giải khát Coca-Cola Việt Nam
- Công ty CP Sữa Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
- Công ty CP Dịch vụ Suất ăn Hàng Không Việt Nam
- Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Habeco
- Công ty TNHH Thực phẩm Thiên Nhiên Xanh ( Ninh Bình )
- ……
Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục và quy trình chứng nhận tiêu chuẩn này, hãy liên hệ ngay với PROFM VIỆT NAM chúng tôi. Các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.
Mọi thông tin hay thắc mắc vui lòng liên hệ tới: Công ty TNHH ProfM Việt Nam
- Trụ sở văn phòng: 2206, Tòa nhà Đông Đô, Phố Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
- Tel: 024-2214 7999
- Email: profmvietnam@gmail.com
- Fanpage : https://www.facebook.com/ProfM.MCCI/
Leave a comment