Tư vấn – Chứng nhận HACCP CODEX – Phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn

TỔNG QUAN VỀ CHỨNG NHẬN HACCP – PHÂN TÍCH MỐI NGUY VÀ ĐIỂM KIỂM SOÁT TỚI HẠN.

I – Chứng nhận HACCP là gì?

1.Chứng nhận HACCP :
– Chứng nhận HACCP là hoạt động đánh giá, xác nhận của một tổ chức hoặc doanh nghiệp đã xây dựng áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu , nguyên tắc được HACCP đặt ra.

  • – Ngoài ra, tên gọi đầy đủ của tiêu chuẩn HACCP là Hazard Analysis And Critical Control Point – Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Được thiết kế dựa trên việc xác định, phân tích, đánh giá cũng như kiểm soát mọi mối nguy có ảnh hưởng tới mức độ an toàn vệ sinh của thực phẩm. Ngoài việc là một công cụ để nhận diện những mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm, nó còn đặt ra các biện pháp kiểm soát để phòng ngừa.
  • – Bên cạnh đó, có 1 tên gọi mà hay được nhiều người nhắc đến khi nói về HACCP đó là: tiêu chuẩn HACCP CODEX hay CODEX HACCP.
  • – Nhận biết được tầm quan trọng của HACCP đối với việc kiểm soát thực phẩm, Ủy Ban Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Quốc Tế (CODEX) khuyến cáo việc nên áp dụng hệ thống Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn – HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất – GMP để đảm bảo hiệu quả nhất về an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn HACCP

  • – Có thể áp dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp thực phẩm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp:
  • a) Các tổ chức có nông trại, ngư trường và trang trại sữa
  • b) Các doanh nghiệp có nhà máy chế biến thực phẩm tươi sống và thức ăn chăn nuôi
  • c) Các nhà sản xuất thức uống, nước giải khát, bánh mì, ngũ cốc, thực phẩm đông lạnh, đóng hộp.
  • d) Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng khách sạn, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, bệnh viện và những nhà bán thực phẩm lưu động.

Đồng thời, chứng nhận HACCP cũng áp dụng cho các doanh nghiệp thực phẩm khác muốn chứng minh khả năng của mình trong việc cung cấp những thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng, cũng như chứng minh được khả năng đáp ứng được các yêu cầu của luật định, quy định hiện hành của quốc gia cùng quốc tế về thực phẩm.

3. Tại sao lại lại cần chứng nhận HACCP

  • – Xã hội đang theo xu hướng hiện đại hóa, kéo theo sự nở rộ của không ít dịch vụ, các sản phẩm về thực phẩm. Nhưng giữa vô vàn sự lựa chọn làm sao có thể biết được sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp nào là đảm bảo về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như đảm bảo về mặt pháp luật.
  • – Không hề ít trường hợp người tiêu dùng vì tiêu thụ phải thực phẩm bẩn, kém chất lượng mà gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
  • – Dưới bối cảnh và áp lực từ nhu cầu thị trường và người tiêu dùng, tất cả mọi người bao gồm chủ trang trại chăn nuôi, trồng trọt nhà sản xuất, chế biến thực phẩm cùng người tiêu dùng đều có vai trò cùng nghĩa vụ góp phần vào việc giảm thiểu các vấn đề về an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, Nghị định số 15/2018/NĐCP quy định như sau:

Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Điều này có thể hiểu là một khi các tổ chức/ doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận hệ thống HACCP thì sẽ không cần giấy chứng nhận cơ sở đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

II – Điều kiện để được cấp chứng nhận HACCP

          7 Nguyên tắc của hệ thống HACCP

Hệ thống HACCP có 7 nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy.

Nguyên tắc 2: Xác định những điểm kiểm soát tới hạn (CCP).

Nguyên tắc 3: Thiết lập những giới hạn tới hạn.

Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống kiểm soát giám sát cho từng CCP.

Nguyên tắc 5: Thiết lập những hành động khắc phục cần thực hiện khi có CCP nào đó không được kiểm soát.

Nguyên tắc 6: Thiết lập những thủ tục xác nhận nhằm khẳng định hệ thống HACCP hoạt động thực sự hiệu quả.

Nguyên tắc 7: Lập tài liệu về mọi thủ tục và hồ sơ đối với những nguyên tắc này và việc ứng dụng chúng.

III – Hiệu lực của giấy chứng nhận

  1. Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận
    • – Hiệu lực của chứng nhận HACCP có thời gian hiệu lực là 03 năm kể từ ngày cấp. Trong 3 năm đó, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá định kỳ từ 6-9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng 1 lần để đảm bảo doanh nghiệp/ tổ chức vẫn luôn tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn, xem xét tình trạng chung và mức độ duy trì hệ thống của đơn vị được cấp giấy chứng nhận.
    • – Hết thời gian hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục chứng nhận thì phải đăng ký lại.
  2. Giấy chứng nhận HACCP bị thu hồi trong trường hợp nào?
    • – Trong 3 năm kể từ khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá định kỳ, nếu trong những năm đó tổ chức đánh giá và phát hiện hệ thống không duy trì thực hiện các yêu cầu trong tiêu chuẩn thì sẽ thu hồi lại giấy chứng nhận đã cấp.

IV – Lợi ích khi tổ chức doanh nghiệp đạt chứng nhận HACCP

1. Lợi ích đối với người tiêu dùng:

 – Giảm nguy cơ các bệnh lây truyền qua thực phẩm;

 – Nâng cao nhận thức về vệ sinh cơ bản;

 – Tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm;

 – Cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khỏe và kinh tế – xã hội.

2. Lợi ích với ngành công nghiệp:

 – Tăng số lượng người tiêu dùng và độ tin cậy của Chính phủ;

 – Đảm bảo giá cả; Tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị;

  – Giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi;

 – Cải tiến quá trình sản xuất và điều kiện môi trường;

 – Cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm;

 – Tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm.

3. Lợi ích với Chính phủ:

 – Cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm;

 – Giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng;

 – Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại;

 – Tạo lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm.

4. Lợi ích với doanh nghiệp:

 – Nâng cao uy tín chất lượng đối với sản phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị    trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu.

 – Được phép in trên nhãn dấu chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP, tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng.

 – Được sử dụng dấu hoặc giấy chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP trong các hoạt động quảng cáo, chào hàng, giới thiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp.

 – Là điều kiện để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động tự công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, làm căn cứ để cơ quan kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm xem xét chế độ giảm kiểm tra đối với các lô sản phẩm;

 – Là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu  – Là cơ sở của chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của Nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài.

Để đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn cũng như việc đánh giá chứng nhận của tổ chức chứng nhận hàng đầu như BV, Intertek, SGS… Dưới đây PROFM VIỆT NAM xin được chia sẻ với độc giả lộ trình tư vấn đạt 100% chứng chỉ từ các tổ chức trên.

QUY TRÌNH TƯ VẤN

Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục và quy trình chứng nhận tiêu chuẩn này, hãy liên hệ ngay với PROFM VIỆT NAM chúng tôi. Các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.

Mọi thông tin hay thắc mắc vui lòng liên hệ tới: Công ty TNHH ProfM Việt Nam

Share this Post

Leave a comment