Đào Tạo – Đánh Giá BSCI – Tiêu Chuẩn Trách Nhiệm Xã Hội

CHỨNG NHẬN – ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN BSCI – TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP.
Xu hướng của các doanh nghiệp trong thời buổi hiện nay đang dần chú trọng về trách nhiệm của công ty đối với Cộng Đồng và Xã Hội, việc tham gia vào quá trình tuân thủ các tiêu chuẩn Trách Nhiệm Xã Hội ngày một nhiều. Điều nay giúp Doanh Nghiệp chứng minh cho khách hàng biết được doanh nghiệp đó hoạt động kinh doanh có đạo đức, có trách nhiệm với người lao động và môi trường xã hội.
I – Bộ Tiêu Chuẩn Đánh Giá BSCI là gì?
- BSCI (Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh) ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
- BSCI thực hiện các nguyên tắc tiêu chuẩn lao động quốc tế, bảo vệ các quyền của người lao động theo các công ước và tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền và hướng dẫn cho các doanh nghiệp đa quốc gia của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).
- Phiên bản bộ quy tắc ứng xử BSCI 2014 thay thế cho phiên bản năm 2009 trước đó nhằm phản ánh các tiêu chuẩn lao động quốc tế quan trọng nhất nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động như: Hiệp Ước Toàn Cầu của LHQ, Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO) và các tuyên bố quan trọng của LHQ, hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) cho các doanh nghiệp đa quốc gia.
II – Nguyên tắc hoạt động của BSCI
Bộ tiêu chuẩn BSCI hoạt động thông qua việc cam kết mạnh mẽ của các thành viên tham gia BSCI thực hiện mục tiêu nhằm cải thiện điều kiện làm việc của người lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nguyên tắc đó cụ thể như sau:
sau:
- Cam kết: Những doanh nghiệp đồng ý tham gia BSCI sẽ cần cam kết thực hiện Bộ luật ứng xử này như là một phần của mối quan hệ kinh doanh của họ với các nhà sản xuất, cung ứng. Điều này thể hiện rằng họ đã sẵn sàng để cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng.
- Phù hợp: Chúng tôi cung cấp một hệ thống duy nhất và thống nhất cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới bao gồm một quy tắc ứng xử và một quá trình thực hiện, bảo đảm tính thống nhất và so sánh trong đánh giá.
- Toàn diện: Hệ thống tuân thủ xã hội BSCI là áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ trong đó bao gồm tất cả các sản phẩm sản xuất ra có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia nào.
- Phát triển theo định hướng: BSCI không phải là một chương trình chứng nhận. Chúng tôi cung cấp một phương pháp tiếp cận phát triển từng bước giúp các nhà sản xuất thực hiện các quy tắc ứng xử dần dần. Các nhà sản xuất đáp ứng tất cả các yêu cầu BSCI được khuyến khích đi xa hơn và đạt được thực tế của chúng tôi tốt nhất, hệ thống quản lý xã hội SA8000 và cấp giất chứng nhận phát triển bởi Trách nhiệm Xã Hội Quốc Tế (SAI)
- Đáng tin cậy: BSCI chỉ sử dụng, các công ty đánh giá có kinh nghiệm và độc lập bên ngoài để thực hiện đánh giá.
- Tập trung vào các quốc gia có nguy cơ: BSCI tập trung vào các quốc gia có nguy cơ mà vi phạm các quyền của lao động xảy ra thường xuyên như là: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,..
- Hiệu quả: Sẵn có hệ thống cơ sở dữ liệu về các nhà sản xuất để tránh trùng lặp kiểm tra tại các nhà máy đã có trong hệ thống.
- Dựa trên tri thức: Tích hợp nghiên cứu ở cấp độ sản xuất để tránh trùng lặp kiển tra tại các nhà máy đã có trong hệ thống.
- Hợp tác: BSCI nuôi dưỡng sự tham gia của các bên liên quan ở Châu Âu và các nước sản xuất.
13 Phạm vi của Bộ quy tắc Ứng xử BSCI đối với Doanh nghiệp, tổ chức tham gia:

III – Hiệu lực của giấy chứng nhận
- Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận
- Hiệu lực của chứng nhận BSCI có thời gian hiệu lực là 03 năm kể từ ngày cấp. Trong 3 năm đó, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá định kỳ từ 6-9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng 1 lần để đảm bảo doanh nghiệp/ tổ chức vẫn luôn tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn, xem xét tình trạng chung và mức độ duy trì hệ thống của đơn vị được cấp giấy chứng nhận.
- Hết thời gian hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục chứng nhận thì phải đăng ký lại.
2. Giấy chứng nhận BSCI bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Trong 3 năm kể từ khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá định kỳ, nếu trong những năm đó tổ chức đánh giá và phát hiện hệ thống không duy trì thực hiện các yêu cầu trong tiêu chuẩn thì sẽ thu hồi lại giấy chứng nhận đã cấp.
IV – Lợi ích khi tổ chức doanh nghiệp đạt chứng nhận BSCI
- Đánh giá về lợi ích BSCI, nhiều tập đoàn nước ngoài cho rằng, nó làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; tăng năng suất lao động, giúp giảm chi phí và cải thiện điều kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động, ổn định nhân sự… Áp dụng BSCI, các nhà cung ứng xuất khẩu Việt Nam sẽ cải thiện lâu dài các tiêu chuẩn xã hội.

Để đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn cũng như việc đánh giá chứng nhận của tổ chức chứng nhận hàng đầu như BV, Intertek, SGS… Dưới đây PROFM VIỆT NAM xin được chia sẻ với độc giả lộ trình tư vấn đạt 100% chứng chỉ từ các tổ chức trên.
QUY TRÌNH TƯ VẤN

Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục và quy trình chứng nhận tiêu chuẩn này, hãy liên hệ ngay với PROFM VIỆT NAM chúng tôi. Các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.
Mọi thông tin hay thắc mắc vui lòng liên hệ tới: Công ty TNHH ProfM Việt Nam
- Trụ sở văn phòng: 2206, Tòa nhà Đông Đô, Phố Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
- Tel: 024-2214 7999
- Email: profmvietnam@gmail.com
- Fanpage : https://www.facebook.com/ProfM.MCCI/
Leave a comment