Tư Vấn – Chứng Nhận ISO 14001 – Quản Lý Môi Trường. Bảo vệ doanh nghiệp.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – ISO 14001:2015

I – Chứng nhận ISO 14001 là gì?

– Tiêu chuẩn ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế trong bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO được xây dựng, ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế và được thiết kế dành cho hệ thống quản lý môi trường và được áp dụng cho mọi doanh nghiệp/ tổ chức.

ISO 14001:2015 là phiên bản mới nhất hiện nay và đang được sử dụng cho mục đích chứng nhận cho Hệ thống Quản lí Môi trường (EMS) của doanh nghiệp, định hướng giúp doanh nghiệp bảo vệ môi trường hiệu quả hơn. Đồng thời, có đủ khả năng để ứng phó và cân bằng giữa những sự biến đổi của điều kiện môi trường trong mối tương quan với những nhu cầu của kinh tế – xã hội.

2. Đối tượng áp dụng ISO 14001:2015

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 có thể áp dụng đối với mọi tổ chức/doanh nghiệp (không phân biệt phạm vi, quy mô lớn nhỏ hay sản phẩm, dịch vụ, quyền sở hữu, ví dụ như:

– Khối sản xuất (Sản xuất thực phẩm, Dụng cụ gia dụng, dụng cụ máy móc…)

– Khối dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, logistics, kinh doanh sản phẩm…)

3. Vì sao doanh nghiệp cần chứng nhận ISO 14001:2015?

– Trong bối cảnh trái đất đang nóng lên từng ngày, nguồn tài nguyên cũng dần trở nên cạn kiệt, ưu tiên hàng đầu của cộng đồng chính là việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, người tiêu dùng cũng dần dịch chuyển sang xu hướng tiêu dùng xanh và đề cao các sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường.

– Để đáp ứng như cầu của khách hàng, rất nhiều doanh nghiệp/ tổ chức đã thực hiện đánh giá và đạt được chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Bởi vì đây chính là một bằng chứng đáng tin cậy để chứng minh với người tiêu dùng và xã hội rằng doanh nghiệp mình rất quan tâm và có trách nhiệm tới môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường khốc liệt.

– Đây cũng là một chìa khóa quan trọng để đảm bảo cho một tương lai phát triển bền vững không chỉ của riêng doanh nghiệp/ tổ chức mà còn của toàn xã hội.

II – Tổ chức chứng nhận ISO 14001

1. Chứng nhận ISO 14001

Chứng nhận là hoạt động mà một tổ chức đánh giá độc lập (đánh giá bên thứ 3) đánh giá một doanh nghiệp đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và có nhu cầu chứng nhận. Được tiến hành bởi tổ chức đánh giá độc lập và uy tín, như tổ chức chứng nhận Intertek, Bureau Veritas việt nam, SGS Việt Nam …  nhằm xác nhận một hệ thống phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001. Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng là chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Tổ chức tiến hành hoạt động chứng nhận gọi là tổ chức đánh giá chứng nhận, hay tổ chức chứng nhận. Thời gian nhận được giấy chứng nhận sẽ tùy thuộc vào từng tổ chức chứng nhận mà bạn lựa chọn.

2. Như nào là đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ISO 14001:2015?

Tổ chức chứng nhận iso 14001 là tổ chức được cơ quan nhà nước (như tổng cục tiêu chuẩn đo lường , bộ khoa học công nghệ) có thẩm quyền cấp phép cho tổ chức chứng nhận này Theo nghị định 40/2019/NĐ-CP.

III – Điều kiện để được cấp chứng nhận ISO 14001:2015

Điều kiện thứ 1: Xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001

Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một đặc điểm riêng về cơ cấu tổ chức, quy mô, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm/ dịch vụ,… Và tác động của việc sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp tới môi trường cũng sẽ không giống nhau.

Bởi vậy, nếu muốn áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, doanh nghiệp cần phải cân nhắc trong việc xây dựng và áp dụng EMS theo ISO 14001:2015 sao cho phù hợp nhất với thực tế về bối cảnh doanh nghiệp cũng như điều kiện môi trường.

Điều kiện thứ 2: Đăng ký cấp chứng nhận

Sau khi xây dựng được EMS, doanh nghiệp nên đăng ký cấp chứng nhận tại tổ chức chứng nhận . Việc làm này sẽ giúp EMS của doanh nghiệp được đánh giá, xác nhận về mức độ phù hợp so với các yêu cầu được đặt ra trong ISO 14001:2015. Nếu như kết quả đánh giá là phù hợp thì doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận.

Điều kiện thứ 3: Duy trì hệ thống và hiệu lực chứng nhận

Sau khi đạt được chứng nhận, doanh nghiệp vẫn cần phải duy trì việc vận hành, kiểm soát và cải tiến EMS. Điều này không chỉ để đảm bảo giấy chứng nhận bảo vệ môi trường 14001:2015 giữ được hiệu lực, mà còn giúp hệ thống phát huy được vai trò, hiệu quả của nó trong công tác bảo vệ môi trường.

IV – Chứng nhận ISO 14001 có hiệu lực trong bao lâu?

1. Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 14001

Theo quy định, hiệu lực của giấy chứng nhận sẽ là 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp chứng chỉ. Trong thời gian 3 năm này, tổ chức chứng nhận sẽ tổ chức các cuộc đánh giá thường niên mỗi năm một lần. Mục đích của cuộc đánh giá này là đảm bảo EMS (Hệ thống quản lý Môi trường) của doanh nghiệp vẫn được vận hành và kiểm soát chặt chẽ.

2. Giấy chứng nhận ISO 14001 bị thu hồi trong trường hợp nào?

– Những trường hợp doanh nghiệp không áp dụng EMS hoặc EMS không đáp ứng được các yêu cầu mà ISO 14001 đã đặt ra. Bởi điều này sẽ khiến EMS không đảm bảo được hiệu quả và đáp ứng được những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.

– Hoặc khi giấy chứng nhận hết hiệu lực, doanh nghiệp nếu muốn được cấp lại thì cần phải đăng ký chứng nhận lại từ đầu.

V- Lợi ích khi doanh nghiệp, tổ chức đạt chứng nhận ISO 14001

  1. Chứng minh nỗ lực và khả năng của doanh nghiệp trong việc bảo vệ an toàn môi trường, đảm bảo phát triển bền vững cùng môi trường sống.
  2. Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường thông qua hiệu quả cải tiến và giảm thiểu chi phí.
  3. Củng cố niềm tin của khách hàng, mở rộng tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp.
  4. Giúp quản lý các vấn đề môi trường tốt hơn và chứng nhận có hiệu lực toàn cầu.

Để đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn cũng như việc đánh giá chứng nhận của tổ chức chứng nhận hàng đầu như BV, Intertek, SGS… Dưới đây PROFM VIỆT NAM  xin được chia sẻ với độc giả lộ trình tư vấn đạt 100% chứng chỉ từ các tổ chức trên.

Quy Trình Tư Vấn:

VI – Các khách hàng ProfM Việt Nam đã triển khai đánh giá chứng nhận ISO 14001

  1. Công Ty Cổ Phần Sản xuất & Phát triển Công nghiệp Việt Nhật
  2. Công Ty Bao Bì EPAC Việt Nam
  3. Công Ty TNHH WiTS Vina
  4. Công Ty TNHH Y&K Tech
  5. Công Ty Cổ Phần Dệt Bảo Minh
  6. Công Ty TNHH MICROTECHNO Việt Nam
  7. Công Ty SX Phanh NISSIN Việt Nam
  8. Công Ty TNHH Điện STANLEY Việt Nam
  9. Công Ty Cổ Phần Linh Kiện Nhựa S-Dragon
  10. …….

Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục và quy trình chứng nhận tiêu chuẩn này, hãy liên hệ ngay với PROFM VIỆT NAM chúng tôi. Các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.

Mọi thông tin hay thắc mắc vui lòng liên hệ tới: Công ty TNHH ProfM Việt Nam

Share this Post

Leave a comment