Tiêu Chuẩn FSC/COC/FM – Những Vấn Đề Cơ Bản

I – Chứng nhận FSC/COC/FM là gì?

1. Tiêu chuẩn FSC/COC/FM.

– Tiêu chuẩn FSC là từ viết tắt của Forest Stewardship Council – Hội đồng quản lý rừng, là một tổ chức phi chính phủ độc lập được thành lập để đáp ứng mối lo ngại ngày càng tăng đối với nạn phá rừng.
COC (Chain of Custody – Chuỗi hành trình sản phẩm): là giai đoạn chế biến liên tục, vận chuyển, sản xuất và phân phối nguyên liệu thô từ rừng. Chuỗi hành trình nhận dạng gỗ từ rừng được chứng nhận cho tới sản phẩm được gắn nhãn, nhằm cung cấp các xác thực về việc sản phẩm đã sản xuất từ các nguồn nguyên liệu được chứng nhận.
FSC-FM (FSC Forest Management): Chứng chỉ dành cho nhà khai thác và trồng rừng, chứng nhận cho quản lý của khu rừng này đã tuân thủ 10 nguyên tắc FSC phù hợp với các nguyên tắc về môi trường, kinh tế và xã hội.

FSC-COC/CW (Controlled Wood): Chứng nhận gỗ có kiểm soát FSC, hệ thống cho các đơn vị sản xuất, chế biến, thương mại và quản lý rừng từ nguồn gỗ theo tiêu chuẩn kiểm soát FSC. Nguồn gỗ có kiểm soát FSC và được gắn nhãn FSC là nguồn gỗ được FSC chấp nhận là có kiểm soát ngoại trừ 5 nguồn gỗ không được chấp nhận.

– Chứng chỉ FSC là một tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hỗ trợ quản lý rừng có trách nhiệm trên phạm vi toàn cầu. Tất cả các lâm sản được chứng nhận FSC đã được xác minh trong toàn bộ chuỗi cung ứng của họ – từ nguồn gốc đến điểm đến cuối cùng. FSC có hai loại chứng nhận riêng biệt dành cho nhà quản lý rừng hoặc công ty sử dụng lâm sản.

2. Các tiêu chuẩn FSC hiện đang được áp dụng:

  1. FSC-STD-30-010 phiên bản 02: Tiêu chuẩn gỗ có kiểm soát FSC dành cho các tổ chức quản lý rừng.
  2. FSC-STD-40-004 phiên bản 02: Tiêu chuẩn FSC-Coc với các doanh nghiệp cung cấp và chế biến sản phẩm có chứng nhận FSC.
  3. FSC – STD- 40-005 phiên bản 02: Tiêu chuẩn FSC này dành cho các tổ chức, doanh nghiệp đánh giá nguồn gỗ của FSC.
  4. FSC-STD-40-201 phiên bản 02: Các yêu cầu dán dãn trên sản phẩm.

3. Đối tượng áp dụng FSC/COC/FM

Hệ thống quản lý rừng có thể áp dụng đối với các tổ chức/doanh nghiệp (không phân biệt phạm vi, quy mô lớn nhỏ nằm trong lĩnh vực như:

  1. Đơn vị chuyên khai thác và thu mua nguyên liệu gỗ.
  2. Đơn vị chuyên sơ chế thành phẩm và bán thành phẩm.
  3. Đơn vị chuyên tinh chế các sản phẩm gỗ.
  4. Đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm gỗ.

4. Vì sao doanh nghiệp cần chứng nhận FSC/COC/FM?

– Ngày nay vấn đề quản lý và bảo vệ rừng đang được toàn thế giới quan tâm. Ngày một nhiều những Tổ chức, Doanh Nghiệp đã nhận thức được việc này và từ đó chứng nhận FSC ra đời nhằm đem đến những giải pháp, khuyến khíchkiểm soát việc quản lý rừng trên thế giới phù hợp với môi trường và có lợi cho xã hội.

– Chứng chỉ quản lý rừng FSC dành cho các công ty quản lý hoặc sở hữu tài nguyên rừng và muốn thiết lập và truyền đạt tính thực hành có trách nhiệm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng.

– Các nhà quản lý rừng muốn trở thành đơn vị được chứng nhận FSC cũng phải đạt được Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm FSC để bán sản phẩm.

5. Những nguyên tắc của tiêu chuẩn FSC/COC

II – Tổ chức chứng nhận FSC/COC/FM

1. Chứng nhận FSC/COC/FM: Chứng nhận là hoạt động mà một tổ chức đánh giá độc lập (đánh giá bên thứ 3) đánh giá một doanh nghiệp đang áp dụng tiêu chuẩn quản lý rừng FSC/COC/FM và có nhu cầu chứng nhận. Được tiến hành bởi tổ chức đánh giá độc lập và uy tín, như tổ chức chứng nhận Intertek, Bureau Veritas việt nam, SGS Việt Nam …  nhằm xác nhận một hệ thống phù hợp với chứng nhận FSC/COC/FM. Tổ chức tiến hành hoạt động chứng nhận gọi là tổ chức đánh giá chứng nhận, hay tổ chức chứng nhận. Thời gian nhận được giấy chứng nhận sẽ tùy thuộc vào từng tổ chức chứng nhận mà bạn lựa chọn.

2. Như nào là đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận FSC/COC/FM?

Tổ chức chứng nhận FSC/COC/FM là tổ chức được cơ quan nhà nước (như tổng cục tiêu chuẩn đo lường, bộ khoa học công nghệ) có thẩm quyền cấp phép cho tổ chức chứng nhận này và được công nhận trên toàn cầu.

III – Điều kiện để được cấp chứng nhận FSC/COC/FM

·      Điều kiện thứ 1: Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn FSC/COC/FM Để đạt chứng nhận FSC/COC/FM, Doanh nghiệp cần phải hiểu và nắm bắt được những yêu cầu trong nội dung tiêu chuẩn FSC/COC/FM. Sau đó tiến hành thực hiện theo nội dung những yêu cầu đó. Việc xây dựng và áp dụng FSC/COC/FM là một quá trình trải qua nhiều giai đoạn và cần nhiều nhân sự tham gia, do đó sự hiểu biết của đội ngũ nhân sự về tiêu chuẩn FSC/COC/FM là rất cần thiết để doanh nghiệp áp dụng trơn tru.

·      Điều kiện thứ 2: Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng FSC/COC/FM bởi Tổ chức chứng nhận. Sau khi Doanh nghiệp thực hiện xây dựng và áp dụng FSC/COC/FM và đã có một hệ thống quản lý FSC/COC/FM tốt. Doanh nghiệp có bằng chứng tài liệu quy trình áp dụng tiêu chuẩn FSC/COC/FM của mình là phù hợp. Doanh nghiệp sẽ trao đổi với Tổ chức chứng nhận về việc thực hiện cuộc đánh giá hệ thống quản lý chất lượng FSC/COC/FM. Đây là bước quan trọng nhất để Doanh nghiệp có thể đạt được giấy chứng nhận FSC/COC/FM.

·      Điều kiện thứ 3: Duy trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hiệu lực của Giấy chứng nhận FSC. Sau thời gian xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn FSC doanh nghiệp sẽ được đánh giá và cấp giấy chứng nhận FSC nếu đạt. Nhiều doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận FSC bỏ bê không duy trì áp dụng nữa điều này dẫn đến hệ thống hoạt động trì trệ không hiệu quả nếu tổ chức chứng nhận đánh giá giám sát sau 12 tháng rất có thể hiệu lực của giấy chứng nhận FSC sẽ bị thu hồi. Do vậy, sau khi đạt được chứng nhận FSC doanh nghiệp phải duy trì áp dụng hệ thống để giấy chứng nhận FSC luôn có hiệu lực.

IV – Chứng nhận FSC/COC/FM có hiệu lực trong bao lâu?

1. Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận FSC/COC/FM

Theo quy định, hiệu lực của giấy chứng nhận sẽ là 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp chứng chỉ. Trong thời gian 3 năm này, tổ chức chứng nhận sẽ tổ chức các cuộc đánh giá thường niên mỗi năm một lần. Mục đích của cuộc đánh giá này là đảm bảo Hệ thống quản lý rừng của doanh nghiệp vẫn được vận hành trơn tru và kiểm soát chặt chẽ.

2. Giấy chứng nhận FSC/COC/FM bị thu hồi trong trường hợp nào?

– Những trường hợp doanh nghiệp không áp dụng hoặc hệ thống quản lý không đáp ứng được các yêu cầu mà FSC/COC/FM đã đặt ra. Bởi điều này sẽ khiến hệ thống quản lý rừng không đảm bảo được hiệu quả và đáp ứng được những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.

– Hoặc khi giấy chứng nhận hết hiệu lực, doanh nghiệp nếu muốn được cấp lại thì cần phải đăng ký chứng nhận lại từ đầu.

V- Lợi ích khi doanh nghiệp, tổ chức đạt chứng nhận FSC/COC/FM

  1. Cấp quyền cho tổ chức của bạn truy cập vào các thị trường chính trên toàn cầu khi bảo vệ tài nguyên rừng và nguồn sinh thái.
  2. Cải thiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của bạn, minh chứng về trách nhiệm của tổ chức với con người và xã hội.
  3. Trở thành một đòn bẩy mạnh mẽ để phân biệt các sản phẩm lâm nghiệp và cải thiện hình ảnh thương hiệu của bạn.
  4. Giảm thiểu các lãng phí nguồn tài nguyên rừng, giúp các sản phẩm doanh nghiệp có giá trị kinh tế cao hơn khoảng 20-30% so với các sản phẩm không có chứng nhận FSC

Để đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn cũng như việc đánh giá chứng nhận của tổ chức chứng nhận hàng đầu như BV, Intertek, SGS… Dưới đây PROFM VIỆT NAM xin được chia sẻ với độc giả lộ trình tư vấn đạt 100% chứng chỉ từ các tổ chức trên.

QUY TRÌNH TƯ VẤN

Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục và quy trình chứng nhận tiêu chuẩn này, hãy liên hệ ngay với PROFM VIỆT NAM chúng tôi. Các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.

Mọi thông tin hay thắc mắc vui lòng liên hệ tới: Công ty TNHH ProfM Việt Nam

Share this Post

Leave a comment